Kiểm tra hoạt động Công đoàn trường học 2017-2018

Thực hiện kế hoạch số 01/KH-LĐLĐ ngày 26/3/2018 của Liên đoàn lao động huyện Tháp Mười về việc kiểm tra và chấm điểm hoạt động Công đoàn cơ sở năm học 2017-2018.

Vào lúc 13h30 phút, ngày 26/4/2018 đoàn kiểm tra của Liên đoàn xuống trường TH&THCS Phú Điền để làm việc, gồm có các đồng chí: Hứa Thái Ngọc  – Chủ tịch LĐLĐ huyện, đ/c Ngô Duy Phú – Ủy viên BCH, Chủ nhiệm UBKT LĐLĐ huyện, đ/c Hồ Văn Phấn – Ủy viên BCH LĐLĐ huyện, Chủ tịch CĐCS Văn phòng công chứng.

3

Có 5 CĐCS trong cụm xã Phú Điền:

1/ Đ/c Thủy – CTCĐ  TH Phú Điền 1,

2/ Đ/c Đinh Gia Huynh – CTCĐ TH&THCS Phú Điền

3/ Đ/c Ân CĐCS THCS Phú Điền,

4/ Đ/c Thơ – CTCĐ Mẫu Giáo Phú Điền,

5/ Đ/c Hồng – CTCĐ TH Phú Điền

Các đơn vị đã phối hợp với đoàn kiểm tra làm việc với tinh thần nghiêm túc học hỏi.

7

Đoàn kiểm tra luôn tạo không khí vui vẻ thoải mái và thân thiện với các đơn vị được kiểm tra

1

6

Sau Một buổi làm việc đầy tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc. Tổ kiểm tra đã hướng dẫn chỉ đạo hoạt động của các CĐCS và hồ sơ sổ sách theo quy định, cụ thể như sau:

1/ Chủ tịch Hứa Thái Ngọc giành lời khen đến các CĐCS trong cụm đã sắp xếp hồ sơ khá tốt để tiếp đoàn kiểm tra và đặc biệt khen ngợi đến CĐCS Mẫu Giáo Phú Điền đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mặc dù phải trông trẻ suốt cả ngày.

2. Rút kinh nghiệm sau khi kiểm tra (do đ/c Hứa Thái Ngọc – CT LĐLĐ huyện phát biểu):

  • Quy chế dân chủ: thiếu số, CTCĐ không kí vào đó vì đó là của CQ, thẩm quyền làm QC là của Hiệu trưởng, CTCĐ là giám sát việc CQ thực hiện QC đó chứ không kí vào, QĐ thành lập ban vận động chứ không phải là chỉ đạo.
  • Hội nghị CBCC: thực hiện theo NĐ 04 của CP, thiếu b/c kết quả thực hiện QC dân chủ, Nghị quyết thiếu chữ kí của TK và dư chữ kí của CTCĐ vì đó là của CQ.
  • UBKT: đơn vị có dưới 30 CĐV thì chỉ cử ra 1 đ/c UV BCH CĐCS ra làm nhiệm vụ UBKT chứ không có ủy viên UBKT gì hết và không xây dựng quy chế mà đưa một nội dung gọn về hoạt động vào thêm vào trong QC hoạt động của BCH. Còn từ 30 CĐV trở lên thì phải có UBKT (1 đ/c trong BCH làm chủ nhiệm, các đ/c còn lại là ngoài BCH làm ủy viên), sau đại hội là phải có Quy chế hoạt động, cuối năm phải phân loại UBKT theo bảng chấm điểm UBKT, có ít nhất 2 biên bản kiểm tra đồng cấp 1 cái là 6 tháng đầu, 1 cái là 6 tháng cuối năm, Sau b/c 6 tháng đầu năm và năm chứ không sơ kết quy chế của UBKT, họp 2 lần/năm trong đó 6 tháng đầu là lần 1, đã làm CN UBKT rồi thì vẫn có thể làm trưởng ban TTND miễn sao làm nổi thì làm và làm đúng chức trách nhiệm vụ được giao là được, chỉ kiểm tra CĐCS cùng cấp và CĐV về các văn bản của cáp trên có làm không hay làm đúng không, không lấn sang chuyên môn của CQ, kiểm tra việc chấp hành điều lệ của CĐV và BCH
  • QC hoạt động của BCH: ban hành 1 lần cho cả nhiệm kỳ khi nào có thay đổi thì mới sửa đổi bổ sung, căn cứ điều lệ CĐVN và căn cứ quyết định chuẩn y BCH CĐCS của CĐ cấp trên là xong chứ không xét đề nghị gì cả, khỏi sơ kết QC hoạt động mà chỉ khi CĐ cấp trên y/c sơ kết giữa Nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ thì mới sơ kết chứ không phải sơ kết hàng năm học.
  • Ban TTND: xem lại NĐ 159/2015 vì đã bỏ NĐ 99/2005 rồi, ban TTND có chắc năng giám sát chứ không phải kiểm tra chính quyền. Nghĩa là qua báo cáo thu chi tài chính của đơn vị thì ban giám sát xem có đúng không.
  • QĐ nữ công: Thiếu DS tổng hợp GVN-ĐVN và chưa nộp về huyện, hùn vốn xoay vòng không được dùng hình thức sinh lợi như hụi hay cho vay, căn cứ điều lệ và QĐ chuẩn y BCH CĐCS số… chứ không xét đề nghị, không đăng kí gia đình văn hóa và thể thao nữa vì đã giao về xã hết rồi, CĐV mà ở địa phương khác lại gần trường để tạm trú thì phải đăng kí tạm trú để xã xét các danh hiệu GĐVH, GĐTT cuối năm đem cái quyết định đó nộp cho BCH CĐCS để làm căn cứ xét tỉ lệ trong bảng chấm điểm Đơn vị văn hóa và giỏi việc nước đảm việc nhà.
  • Kế hoạch thi đua của công đoàn không phải là kế hoạch thi đua của ngành như trước nay chúng ta đã làm trong ngày HN CBCC, mà kh đó thi đua đó phải sửa tiêu đề lại là kế hoạch phối hợp giữa CQ và CTCĐ (phải làm), CTCĐ dựa vào KH phát động thi đua của Liên đoàn huyện và KH thi đua phối hợp ở trường đó để xây dựng thành KH thi đua của Công đoàn trong năm đó.
  • Sổ quản lí CĐV: kẹp DS CĐV chuyển đi, chuyển đến ở đầu sổ để tiện việc theo dõi.
  • Tài chính: dựa theo QĐ 1910 của TLĐ về thu chi, không chi cho việc mừng nhà mới của CĐV, chi hoạt động 20/10 8/3… chứ không mua quà, chỉ có mua quà tết cổ truyền thì được (1 là tặng tiền, lập ds ghi số tiền cho và CĐV kí nhận, 2 là tặng quà, lập ds kí nhận quà, hóa đơn mua quà), Hóa đơn đỏ phải ghi chi tiết nội dung tên hàng, số lượng hoặc bảng kê phải chi tiết, sổ thu chi quỹ tiền mặt (ghi tay) phải ghi thêm doàng “mang sang” của tháng trước, thêm hồ sơ công khai tài chính theo mẫu, công khai các loại xã hội hóa như vận động MACĐ, nghĩa tình đông nghiệp, tương trợ, tương tế… theo mẫu cho CĐVnắm, Công khai tài chính kinh phí Công đoàn như sau khi kế toán nộp quyết toán (quyết toán phải kèm theo bb kiểm tra của UBKT ở đơn vị đó mới được) về cấp trên duyệt (đầu năm, 6 tháng đầu và cuối) sau khi được duyệt rồi thì về công khai cho BCH biết chứ không dán lên, khi nào CĐV có thắc mắc đến kinh phí công đoàn thì CTCĐ sẽ đứng ra tiếp và giải trình trực tiếp với họ, sổ quỹ tiền mặt không được tẩy xóa nếu có phải đóng dấu, chứng từ cũng không được tẩy xóa, CTCĐ phải nắm các văn bản hướng dẫn về thu chi tài chính.
  • Bỏ kế hoạch hoạt động tháng đi, lấy mấy cái mẫu báo cáo về LĐ hàng tháng, quý, 6 hay 9 tháng hay năm rồi dán lên vì trong mấy b/c đó đã có phương hướng hoạt động tháng.
  • Khen thưởng CĐV XS: đây là CĐV giỏi toàn diện nên số tiền khen thưởng phải cao hơn GDN-ĐVN.
  • Bỏ báo cáo sơ kết các kế hoạch hoạt động, quy chế phối hợp đi. Mà chỉ b/c kết quả hoạt động của công tác phối hợp giữa Công đoàn với chính quyền sau 1 năm thôi.
  • Sổ họp Công đoàn: không được để tên là sổ nghị quyết, phải có nội dung họp CĐV (thường thì lồng ghép vào họp HĐSP) nhưng phải gọi là họp Công đoàn viên (CĐV) và lưu vào sổ của công đoàn, BCH sau 3 tháng họp một lần và cũng lưu vào sổ => có thể lưu chung 1 sổ gọi tên là SỔ HỢP CÔNG ĐOÀN
  • Việc làm mới là gì: ví dụ photo nội dung tuyên truyền đó cho CĐV về đọc -> hiệu quả không cao, năm sau đổi chuyển thành hình thức một buổi diễn kịch để thu hút họ tham dự, hiệu quả tuyên truyền cao hơn… thì đó là một việc làm mới. Việc làm mới thì thường làm theo năm
  • Mô hình mới là gì: là một sáng kiến cải tiến đem lại hiệu quả công việc cho cơ quan đơn vị cho CĐV. Ví dụ như mô hình Nghĩa tình đồng nghiệp là một mô hình mới thực hiện xuyên suốt từ năm này qua năm nọ.
  • Khi đề nghị cộng điểm thưởng từ việc làm mới, mô hình mới thì CĐCS phải có bản đề nghị và bản báo cáo (nội dung, kết quả) gởi cho đoàn kiểm tra.

 Kiến nghị lên Liên đoàn huyện:

– Nhờ đ/c Chủ tịch liên hệ PGD để đề nghị cty phần mềm Vietschool bổ sung vào phần mềm Pmis online cái mẫu sổ quản lí đoàn viên để cuối năm CĐCS chỉ việc in ra đóng quyển.

– Xin mẫu sổ phát triển đoàn viên ưu tú

– Nộp ds đăng kí GVN-ĐVN về huyện là nộp cho ai?

Kết thúc buổi kiểm tra, các chủ tịch của các công đoàn trường học trong xã Phú Điền đã gởi lời cảm ơn đến các đồng chí trong đoàn kiểm tra vì đã hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện các hoạt động của công đoàn một cách tường tận và cụ thể.2

Trả lời